Từ ngày 1/1/2022, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực. Cũng trong tháng 1, gói phục hồi đầu tư công gần 114 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đây chính là những yếu tố để khơi thông dòng chảy FDI dịch chuyển từ Trung Quốc vốn bị chững lại trong năm 2021 vừa qua.

'Vị thế mới' của BĐS công nghiệp nhìn từ RCEP và gói phục hồi đầu tư công - Ảnh 1.

BĐS công nghiệp sẽ đón nhận lực đẩy mới từ gói phục hồi trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Từ giữa năm 2020, bất động sản (BĐS) công nghiệp đã được giới chuyên gia nhìn nhận là một phân khúc đầy tiềm năng trong dài hạn nhờ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại quốc tế.

Trải qua những đợt bùng phát Covid-19, khi các phân khúc khác ít nhiều bị ảnh hưởng, thì khu công nghiệp (KCN) vẫn là điểm sáng của thị trường BĐS nhờ tính ổn định và đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. 

Còn tiếp...

 Đà tăng của cổ phiếu bất động sản đã kéo theo vốn hóa nhiều doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh trong năm 2021. Trong đó, câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD có thêm 5 doanh mới, bên cạnh VHM, VRE, NVL, BCM.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/5-doanh-nghiep-bat-dong-san-niem-yet-gia-nhap-cau-lac-bo-von-hoa-ty-usd-20220221162743052.htm

Theo thống kê của người viết, có đến 57/59 cổ phiếu bất động sản (BĐS) niêm yết tăng giá trong năm 2021. Tính đến ngày 31/12/2021, vốn hóa của nhóm này đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 73,6% so với cuối năm trước đó.

Trong nửa đầu năm, nhóm cổ phiếu BĐS không dậy sóng như nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán nhưng hàng loạt cổ phiếu vẫn âm thầm tăng giá, thậm chí thiết lập vùng đỉnh lịch sử như NVL, PDR, CRE, DPG, AGG,...

Đặc biệt kể từ đầu quý IV, nhóm cổ phiếu BĐS đã chứng kiến đợt tăng giá ấn tượng khi chỉ số ngành BĐS tăng 23,6%, cao hơn mức 12,1% của VN-Index, theo số liệu được công bố bởi VNDirect.

Vốn hóa của nhiều doanh nghiệp theo đó cũng tăng mạnh và đạt kỷ lục mới trong năm. Thống kê của người viết từ 59 doanh nghiệp BĐS niêm yết tại thời điểm cuối năm 2021 cho thấy, có 9 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD. 

So với năm 2020, câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD có thêm 5 doanh nghiệp mới, bao gồm Phát Đạt (Mã: PDR, giá cổ phiếu tăng 126,93%), Khang Điền (Mã: KDH, giá cổ phiếu tăng 91,54%), Kinh Bắc (Mã: KBC, giá cổ phiếu tăng 149,18%), Nam Long (Mã: NLG, giá cổ phiếu tăng 145,85%), DIC Corp (Mã: DIG, giá cổ phiếu tăng 348,39%).

Biến động giá cổ phiếu của 9 doanh nghiệp BĐS niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD. (Nguồn: TradingView). Click vào ảnh để xem tiếp mặt sau.

5 doanh nghiệp bất động sản niêm yết gia nhập câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, hai sàn HOSE và HNX có thêm 10 doanh nghiệp đạt vốn hoá trên 10.000 tỷ đồng, trong khi tại thời điểm cuối năm 2020 chỉ có 7 doanh nghiệp (VHM, VRE, NVL, BCM, PDR, KDH và KBC). 

Vốn hóa của hai tân binh gồm KSF của CTCP Tập đoàn KSFinance và DXS của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Service) cũng tăng mạnh so với thời điểm mới lên sàn vào tháng 7/2021 với tỷ lệ tăng lần lượt 64,1% và 28,6%.

5 doanh nghiệp bất động sản niêm yết gia nhập câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD - Ảnh 3.

Lý giải về đà tăng của nhóm BĐS trong năm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng dòng tiền luôn có xu hướng chảy vào chỗ trũng.

Khi nhà đầu tư nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nhóm ngành chậm lại thì sẽ dịch chuyển sang những nhóm ngành mới có dư địa phát triển cao hơn. Mặt khác, điểm rơi lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS thường ở quý III và quý IV nên nhóm cổ phiếu này được quan tâm trở lại.

 Dự án này nằm ở cửa ngỏ Nam Sài Gòn, từng có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào những năm 2000.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/them-mot-du-an-o-khu-nam-sai-gon-ve-tay-novaland-20220222070755771.htm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) sẽ tham gia hồi sinh dự án Kenton Node ngay cửa ngỏ Nam Sài Gòn sau hơn thập kỷ ngưng trệ. Theo thông tin ban đầu, Novaland sẽ đóng vai trò nhà phát triển tại dự án này.

Dự án Kenton Node từng có tên gọi là Kenton Residence, được manh nha ý tưởng từ năm 2002 nhưng 7 năm sau (tức vào năm 2009) Kenton Residences mới chính thức được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên mở bán.


Dự án Kenton Node (Kenton Residences) lạc tại 116A Nguyễn Hữu Thọ, cửa ngỏ Nam Sài Gòn, do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. (Ảnh: Trường Nguyên).

Dự án này nằm ở cửa ngỏ Nam Sài Gòn, từng có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào những năm 2000.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) sẽ tham gia hồi sinh dự án Kenton Node ngay cửa ngỏ Nam Sài Gòn sau hơn thập kỷ ngưng trệ. Theo thông tin ban đầu, Novaland sẽ đóng vai trò nhà phát triển tại dự án này.

Dự án Kenton Node từng có tên gọi là Kenton Residence, được manh nha ý tưởng từ năm 2002 nhưng 7 năm sau (tức vào năm 2009) Kenton Residences mới chính thức được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên mở bán.

Kenton Residences được giới thiệu có quy mô 9,1 ha, gồm ba phân khu Plaza, Sky Villa và Residences, tổng số lượng 9 block cao 15-45 tầng với khoảng 1.640 căn hộ. Tổng vốn đầu tư của dự án là 300 triệu USD và dự kiến được hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, dự án rơi vào cảnh ngưng trệ ở những năm sau đó.

Dự án được ra mắt đúng vào giai đoạn đóng băng của thị trường bất động sản. Theo nhận định của giới chuyên gia cũng như giới kinh doanh bất động sản, sai lầm trong chiến lược kinh doanh đã phá sản kế hoạch đầy tham vọng của ông chủ dự án này. 

Khi thị trường bất động sản hồi phục trở lại sau 2014, những dự án tại khu vực Nam Sài Gòn đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động, trong khi Kenton vẫn nằm im.

Đến năm 2017, dự án được khởi động lại với tên gọi mới là Kenton Node và được bổ sung vốn hơn 1.000 tỷ đồng từ các ngân hàng, trong đó có BIDV.

Đồng thời, dự án cũng được điều chỉnh quy hoạch, tăng diện tích lên 10,8 ha, có 9 tòa nhà với 16 tháp, gồm 1.700 căn hộ, 586 căn condotel và 288 phòng khách sạn 5 sao.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, dự án này một lần nữa dừng lại dù đã hoàn thiện phần thô gần hết các tòa nhà.

  Sau khi huy động thành công 350 tỷ đồng, lãnh đạo Hải Phát Invest đã công bố kế hoạch năm 2022 tập trung vào 4 dự án trọng điểm, gồm HP Galaxy Cao Bằng, HP Intermix Bắc Giang, Khu đô thị Mai Pha – Lạng Sơn và dự án Móng Cái - Quảng Ninh.

Hải Phát Invest huy động 350 tỷ đồng từ trái phiếu, hiện đang tập trung cho 4 dự án trọng điểm - Ảnh 1.

Dự án HP Galaxy Cao Bằng của Hải Phát Invest. (Ảnh: Hải Phát Invest).

CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán: HPX) vừa công bố huy động thành công 350 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu trong nước.

Cụ thể, ngày 12/1, công ty đã phát hành 3,5 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/tp, hoàn tất vào ngày 10/2 vừa qua. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 12/1/2023

Còn tiếp...

  Theo các chuyên gia, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng, vẫn trong ngưỡng an toàn.

Công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV/2021 và năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến 30/11/2021 đạt 690.075 tỷ đồng. 

Tỷ lệ dư nợ tín dụng của hoạt động kinh doanh bất động sản ở khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này vẫn trong ngưỡng an toàn.

Dự nợ tín dụng bất động sản vẫn trong ngưỡng an toàn - Ảnh 1.

Số liệu về dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản năm 2021. (Đơn vị: tỷ đồng).

Trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD, gấp ba lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng.

Còn tiếp...

  Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của KCN Tín Nghĩa giảm 33% còn so với năm trước đó về 92 tỷ đồng. Phần lớn nguồn thu doanh nghiệp đến từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai công ty con Tín Khải và Thống Nhất.

Tín Nghĩa (TIP) lãi sau thuế 92 tỷ, gần nửa doanh thu đến từ công ty con - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2021 TIP.

CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã chứng khoán: TIP) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu thuần giảm 47% so với cùng kỳ, xuống còn 62 tỷ đồng.

Mặc dù giá vốn bán hàng giảm 19% xuống 24 tỷ đồng, biên lãi gộp của Tín Nghĩa vẫn giảm từ 74,3% ở quý cùng kỳ xuống còn 61%. Trong quý IV, doanh nghiệp thu về gần 14 tỷ đồng lãi góp vốn, lãi tiền gửi và lãi cho vay. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng gần như không phát sinh.

Còn tiếp...

 Doanh thu thuần quý IV/2021 của Nam Long tăng hơn 380% so với cùng kỳ và cao gấp 5,6 lần tổng doanh thu thuần ba quý trước. Điều này giúp Nam Long vượt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2021.

Lũy kế cả năm 2021, phần doanh thu bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự này đã tăng 510% so với cùng kỳ, song doanh thu từ các nguồn còn lại như dịch vụ tổng thầu và xây dựng, cung cấp dịch vụ, chuyển nhượng dự án, cho thuê bất động sản đầu tư đều giảm. 

Do đó, tổng doanh thu thuần năm 2021 của Nam Long tăng 135%, đạt 5.206 tỷ đồng. Giá vốn giảm, biên lợi nhuận gộp tăng kéo theo lợi nhuận gộp công ty tăng 165%, đạt 1.778 tỷ đồng. 

Quý IV bứt tốc nhờ bán căn hộ, Nam Long vượt kế hoạch kinh doanh năm 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC của Nam Long.

Còn tiếp...

 Ông Bùi Thành Nhơn rút khỏi HĐQT Novaland, nhường vị trí lại cho một nhân sự cấp cao 10 năm tại công ty.

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/novaland.html

Ông Bùi Thành Nhơn vừa công bố đơn từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán: NVL), đồng thời rời khỏi HĐQT doanh nghiệp kể từ ngày hôm nay (20/1/2022). 

"Tôi tin tưởng trao quyền xây dựng chiến lược phát triển cho những cộng sự sát cánh lâu năm và dày dạn kinh nghiệp, tiêu biểu như ông Bùi Xuân Huy cùng bộ máy điều hành quản lý mới." ông Nhơn chia sẻ. 

Ông Bùi Thành Nhơn rời 'ghế nóng' Novaland - Ảnh 1.

Ông Bùi Xuân Huy, tân Chủ tịch HĐQT Novaland. (Ảnh: Novaland).

Còn tiếp...

Tham khảo:  https://vietnammoi.vn/novaland-co-tan-chu-tich-20220120222959608.htm

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

4. Khu đất kéo dài ngõ 62 Tân Thụy đến phố Mai Phúc

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Trong đó đáng chú ý có khu đất kéo dài ngõ 62 Tân Thụy đến phố Mai Phúc với diện tích khoảng 7.629,033 m2, dài khoảng 490 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Đồng. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở phường Phúc Đồng nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...

  Tại phiên thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu đề nghị làm rõ suất đầu tư tuyến đường, cân nhắc mở rộng làn đường, cơ chế nhượng quyền thu phí khi đầu tư công và công tác giải phóng mặt bằng,...

Cao tốc Bắc Nam: Tính lại suất đầu tư 201 tỷ đồng/km, làm rõ cơ chế nhượng quyền thu phí khi đầu tư công - Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp ngày 10/1. (Ảnh: Quốc hội).

Cần tính toán lại suất đầu tư 201 tỷ đồng/km

Chiều 10/1, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Cho ý kiến về dự án, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 147.000 tỷ đồng. Như vậy, suất đầu tư 201 tỷ đồng/km tính cả giải phóng mặt bằng và không giải phóng mặt bằng là 175 tỷ đồng/km.

Còn tiếp...

 Những tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đáng chú ý nhất.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

5. Đường từ Trung tâm văn hóa thể thao quận Hoàng Mai đến Bằng B

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt đáng chú ý có tuyến đường từ Trung tâm văn hóa thể thao quân Hoàng Mai đến Bằng B dài khoảng 566 m.

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 1.

Sơ đồ tuyến đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt. (Nguồn ảnh: Google).

Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội (phần 2) - Ảnh 2.

Tuyến đường sẽ mở có điểm đầu bên hông TTVH-TT quận Hoàng Mai.

Còn tiếp...

  Thường trực HĐND TP HCM đánh giá, thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhưng các đồ án quy hoạch được duyệt lại chưa có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể hoặc phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách.

Thực hiện nghị quyết về hoạt động giám sát của HĐND TP HCM trong năm 2021, thường trực HĐND thành phố đã triển khai hoạt động giám sát chuyên đề về hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trên địa bàn TP HCM. Tại phiên họp chiều 8/12, kỳ họp thứ 4 HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị đã đọc báo cáo giám sát, trong đó bên cạnh những kết quả đạt được, thường trực HĐND thành phố đã chỉ ra nhiều vấn đề, tồn tại.

Thời gian lập, thẩm định quy hoạch kéo dài, chậm trễ

Về công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch chung TP HCM mới được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 14/9, trong khi nhiệm vụ và các đồ án phân khu đã và đang được thực hiện trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24 ngày 6/1/2010. Điều đó dẫn đến việc không thống nhất giữa đồ án quy hoạch chung TP HCM đang lập hiện nay với các đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu đang triển khai thực hiện.

TP HCM có những quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, các chuyên ngành này do các đơn vị khác nhau lập và quản lý. Trong quá trình triển khai thực tế các nội dung này còn thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình quản lý và tiến độ thực hiện dự án.

Còn tiếp...

  Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển với chiều dài khoảng 24,65 km, tổng mức đầu tư dự kiến dưới 6.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã ký ban hành thông báo ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định về chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.

Gần 6.000 tỷ đồng làm đường Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển - Ảnh 1.

Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển có chiều dài hơn 24 km. (Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 ngày 12/11/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển với chiều dài khoảng 24,65 km từ quốc lộ 21B đến đường bộ ven biển theo tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng.

Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến dưới 6.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan sớm triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Còn tiếp...

  Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu có quy mô diện tích 58.634,27 m2 đang tìm nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất cần tìm nhà đầu tư đối với dự án khu nhà ở liền kề để bán, siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non TTT tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu.

Ranh giới phía bắc giáp hành lang đường huyện ĐH 57 và khu dân cư hiện trạng; phía nam giáp đường quy hoạch; phía đông giáp đường quy hoạch và khu dân cư chợ Dân Tiến; phía tây giáp đường quy hoạch.

Dự án có quy mô diện tích 58.634,27 m2 với sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 737 tỷ đồng. Mục đích sử dụng đất của dự án được xác định là đất ở đô thị.

Dự án KĐT hơn 700 tỷ tại Khoái Châu, Hưng Yên tìm chủ - Ảnh 1.

Một góc huyện Khoái Châu. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Hưng Yên).

Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng khu nhà ở liền kề cùng với các công trình phục vụ dân sinh như siêu thị, nhà hàng ăn uống và trường mầm non có hạ tầng kỹ thuật, không gian, cảnh quan hiện đại đồng bộ, chất lượng cao; 

Dự án cũng hỗ trợ chức năng và đóng góp vào cảnh quan chung khu vực hai bên trục đường huyện ĐH 57; góp phần xây dựng khu đô thị mới với thiết kế hiện đại, năng động, xanh, sạch và thân thiện với môi trường; góp phần nâng cao chất lượng về nơi ở và cuộc sống cho người dân sinh sống tại khu nhà ở và khu vực xung quanh;...

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/hung-yen-sap-co-khu-nha-o-lien-ke-hon-737-ty-dong-tai-khoai-chau-20211021144235186.htm

  Một số lô đất thấp tầng tại KĐT Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức do Vietracimex làm chủ đầu tư vừa được thế chấp cho ba lô trái phiếu 600 tỷ đồng.

Khu đô thị vùng ven Hà Nội bảo đảm cho khoản vay 600 tỷ đồng của Vietracimex - Ảnh 1.

KĐT Kim Chung - Di Trạch của Vietracimex. (Ảnh: Hoàng Huy).

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) và CTCP Chứng khoán MB vừa sắp xếp cho Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) phát hành thành công ba lô trái phiếu với tổng giá trị 600 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 19/5/2026.

Trái phiếu của Vietracimex là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm. Lãi suất áp dụng cho 12 tháng đầu tiên là 10%/năm; mỗi 3 tháng tiếp theo sẽ được tính bằng lãi suất tiết kiệm trung dài hạn linh hoạt, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng cộng 3,3%/năm.

Vietracimex cho hay, số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để tài trợ hợp tác đầu tư với CTCP Năng lượng Cà Mau 1A để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A.

Còn tiếp...

 Khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí nam sông Mã có quy mô hơn 130 ha; thuộc siêu dự án quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản về việc giao và cho thuê 77.713 m2; bao gồm 75.178 m2 giao đất, 2.535 m2 (đợt 1) cho CTCP Tập đoàn Mặt trời (Sungroup) để thực hiện dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí nam sông Mã tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.

Cụ thể, tỉnh giao cho doanh nghiệp 36.299,16 m2 đất ở (gồm 16.289 m2 đất ở biệt thự và 20.009,7 m2 đất ở liền kề, với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn 50 năm.

Đồng thời, tỉnh cũng cho thuê 2.535 m2 đất sử dụng vào mục đích trường mẫu giáo, hình thức thu tiền một lần cho cả thời gian thuê trong 50 năm.

Cũng theo văn bản, tỉnh giao 38.878,84 m2 đất giao thông, đất cây xanh (gồm 36.933,04 m2 đất giao thông và 1.945,8 m2 đất cây xanh cho Sungroup đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt, bàn giao lại diện tích đất đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trên cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.

Thời hạn hoàn thành đầu tư và bàn giao hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện trước ngày 31/10/2023.

Nằm trong tổ hợp dự án nghỉ dưỡng 1 tỷ USD của Sungroup

Khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí nam sông Mã có quy mô hơn 130 ha. Dự án này thuộc siêu dự án quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. 

Đầu tháng 10/2020, Sun Group đã khởi công tổ hợp này. Diện tích dự án khoảng 550 ha; bao gồm khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tại Sầm Sơn, khu đô thị nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí nam sông Mã.

Trong đó, điểm nhấn là quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn nằm ngay mặt đường Hồ Xuân Hương. 

Thanh Hóa giao hơn 77.000 m2 đất cho Sungroup làm siêu dự án 1 tỷ USD tại Sầm Sơn - Ảnh 1.

Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn. (Ảnh: Sungroup).

Mới đây, ngày 12/10, Sun Group nhận thêm gần 14.000 m2 đất xây Khu đô thị Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Trước đó, trong tháng 6 và 7, tỉnh cũng giao cho doanh nghiệp gần 80.000 m2 để làm dự án này. 

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnammoi.vn/thanh-hoa-giao-hon-77000-m2-dat-cho-sungroup-lam-sieu-du-an-1-ty-usd-tai-sam-son-20211020020213716.htm

Tập đoàn FLC vừa phát hành 430 tỷ đồng trái phiếu đầu tư vào dự án FLC Tropical City tại Hạ Long. Trước đó, FLC cũng lên kế hoạch rót 800 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho dự án này.

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) vừa công bố chào bán thành công lô trái phiếu trị giá 430 tỷ đồng cho một tổ chức tín dụng trong nước.

Cụ thể, ngày 4/10 vừa qua, Chứng khoán Quốc tế Việt Nam vừa thu xếp cho FLC phát hành 4,3 triệu trái phiếu, loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng doanh thu bán căn hộ tại dự án FLC Tropical City Hạ Long, bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng OCB.

Số trái phiếu trên có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 4/10/2024. Lãi trả định kỳ 6 tháng/lần, cố định 10,5%/năm cho hai kỳ tính lãi đầu tiên, ở các kỳ tính lãi tiếp theo, lãi suất sẽ bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ 4,4%/năm, nhưng sẽ không thấp hơn 10,5%/năm.

Toàn bộ số vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được FLC dùng để đầu tư dự án Khu đô thị FLC Tropical City 1 tại phường Hà Khánh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Gần đây nhất vào đầu tháng 10, FLC đã công bố kế hoạch rót tổng 800 tỷ đồng vào dự án này (mỗi giai đoạn 400 tỷ đồng), trích từ nguồn vốn 4.970 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán 497 triệu cổ phiếu sắp tới. 

Đây cũng là dự án được FLC ưu tiên đầu tư nhất trong trường hợp không thu đủ vốn như dự định.

Dòng vốn hơn 1.200 tỷ chảy về dự án tại Hạ Long của FLC Group - Ảnh 1.

Dự án Khu đô thị FLC Tropical City Hạ Long của FLC. (Nguồn: FLC).

  Với việc bán 4,5 triệu cổ phiếu NBB, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ CII tại Năm Bảy Bảy sẽ giảm từ 93,7% xuống 87,94%.

CII đăng ký bán 4,5 triệu cp NBB, giảm sở hữu tại Năm Bảy Bảy - Ảnh 1.

CII muốn giảm sở hữu tại NBB. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Ngày 8/10, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã chứng khoán: CII) đã có thông báo đăng ký bán 4,5 triệu cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã chứng khoán: NBB) với giá dự kiến 45 tỷ đồng, thời gian giao dịch 13/10 - 11/11.

Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu NBB mà CII nắm giữ sẽ giảm từ 73,3 triệu cp xuống còn 68,8 triệu cp. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ sở hữu của CII tại NBB sẽ giảm từ 93,7% xuống 87,94%. CII cho biết, mục đích bán cp nhằm cân đối tài chính công ty. 

Còn tiếp...

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Google).

10. Khu đất mở rộng ngõ 570 Kim Giang

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Trong đó đáng chú ý có khu đất mở rộng ngõ 570 Kim Giang với diện tích khoảng 1.771,793 m2, dài khoảng 110 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Thanh Liệt. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (phần 4) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Còn tiếp...
Được tạo bởi Blogger.