Từ ngày 1/1/2022, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực. Cũng trong tháng 1, gói phục hồi đầu tư công gần 114 nghìn tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đây chính là những yếu tố để khơi thông dòng chảy FDI dịch chuyển từ Trung Quốc vốn bị chững lại trong năm 2021 vừa qua.

'Vị thế mới' của BĐS công nghiệp nhìn từ RCEP và gói phục hồi đầu tư công - Ảnh 1.

BĐS công nghiệp sẽ đón nhận lực đẩy mới từ gói phục hồi trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Từ giữa năm 2020, bất động sản (BĐS) công nghiệp đã được giới chuyên gia nhìn nhận là một phân khúc đầy tiềm năng trong dài hạn nhờ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại quốc tế.

Trải qua những đợt bùng phát Covid-19, khi các phân khúc khác ít nhiều bị ảnh hưởng, thì khu công nghiệp (KCN) vẫn là điểm sáng của thị trường BĐS nhờ tính ổn định và đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. 

Còn tiếp...

 Đà tăng của cổ phiếu bất động sản đã kéo theo vốn hóa nhiều doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh trong năm 2021. Trong đó, câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD có thêm 5 doanh mới, bên cạnh VHM, VRE, NVL, BCM.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/5-doanh-nghiep-bat-dong-san-niem-yet-gia-nhap-cau-lac-bo-von-hoa-ty-usd-20220221162743052.htm

Theo thống kê của người viết, có đến 57/59 cổ phiếu bất động sản (BĐS) niêm yết tăng giá trong năm 2021. Tính đến ngày 31/12/2021, vốn hóa của nhóm này đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 73,6% so với cuối năm trước đó.

Trong nửa đầu năm, nhóm cổ phiếu BĐS không dậy sóng như nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán nhưng hàng loạt cổ phiếu vẫn âm thầm tăng giá, thậm chí thiết lập vùng đỉnh lịch sử như NVL, PDR, CRE, DPG, AGG,...

Đặc biệt kể từ đầu quý IV, nhóm cổ phiếu BĐS đã chứng kiến đợt tăng giá ấn tượng khi chỉ số ngành BĐS tăng 23,6%, cao hơn mức 12,1% của VN-Index, theo số liệu được công bố bởi VNDirect.

Vốn hóa của nhiều doanh nghiệp theo đó cũng tăng mạnh và đạt kỷ lục mới trong năm. Thống kê của người viết từ 59 doanh nghiệp BĐS niêm yết tại thời điểm cuối năm 2021 cho thấy, có 9 doanh nghiệp đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD. 

So với năm 2020, câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD có thêm 5 doanh nghiệp mới, bao gồm Phát Đạt (Mã: PDR, giá cổ phiếu tăng 126,93%), Khang Điền (Mã: KDH, giá cổ phiếu tăng 91,54%), Kinh Bắc (Mã: KBC, giá cổ phiếu tăng 149,18%), Nam Long (Mã: NLG, giá cổ phiếu tăng 145,85%), DIC Corp (Mã: DIG, giá cổ phiếu tăng 348,39%).

Biến động giá cổ phiếu của 9 doanh nghiệp BĐS niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD. (Nguồn: TradingView). Click vào ảnh để xem tiếp mặt sau.

5 doanh nghiệp bất động sản niêm yết gia nhập câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, hai sàn HOSE và HNX có thêm 10 doanh nghiệp đạt vốn hoá trên 10.000 tỷ đồng, trong khi tại thời điểm cuối năm 2020 chỉ có 7 doanh nghiệp (VHM, VRE, NVL, BCM, PDR, KDH và KBC). 

Vốn hóa của hai tân binh gồm KSF của CTCP Tập đoàn KSFinance và DXS của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Service) cũng tăng mạnh so với thời điểm mới lên sàn vào tháng 7/2021 với tỷ lệ tăng lần lượt 64,1% và 28,6%.

5 doanh nghiệp bất động sản niêm yết gia nhập câu lạc bộ vốn hóa tỷ USD - Ảnh 3.

Lý giải về đà tăng của nhóm BĐS trong năm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng dòng tiền luôn có xu hướng chảy vào chỗ trũng.

Khi nhà đầu tư nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nhóm ngành chậm lại thì sẽ dịch chuyển sang những nhóm ngành mới có dư địa phát triển cao hơn. Mặt khác, điểm rơi lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS thường ở quý III và quý IV nên nhóm cổ phiếu này được quan tâm trở lại.

 Dự án này nằm ở cửa ngỏ Nam Sài Gòn, từng có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào những năm 2000.

Nguồn tin: https://vietnambiz.vn/them-mot-du-an-o-khu-nam-sai-gon-ve-tay-novaland-20220222070755771.htm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) sẽ tham gia hồi sinh dự án Kenton Node ngay cửa ngỏ Nam Sài Gòn sau hơn thập kỷ ngưng trệ. Theo thông tin ban đầu, Novaland sẽ đóng vai trò nhà phát triển tại dự án này.

Dự án Kenton Node từng có tên gọi là Kenton Residence, được manh nha ý tưởng từ năm 2002 nhưng 7 năm sau (tức vào năm 2009) Kenton Residences mới chính thức được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên mở bán.


Dự án Kenton Node (Kenton Residences) lạc tại 116A Nguyễn Hữu Thọ, cửa ngỏ Nam Sài Gòn, do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. (Ảnh: Trường Nguyên).

Dự án này nằm ở cửa ngỏ Nam Sài Gòn, từng có vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào những năm 2000.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) sẽ tham gia hồi sinh dự án Kenton Node ngay cửa ngỏ Nam Sài Gòn sau hơn thập kỷ ngưng trệ. Theo thông tin ban đầu, Novaland sẽ đóng vai trò nhà phát triển tại dự án này.

Dự án Kenton Node từng có tên gọi là Kenton Residence, được manh nha ý tưởng từ năm 2002 nhưng 7 năm sau (tức vào năm 2009) Kenton Residences mới chính thức được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên mở bán.

Kenton Residences được giới thiệu có quy mô 9,1 ha, gồm ba phân khu Plaza, Sky Villa và Residences, tổng số lượng 9 block cao 15-45 tầng với khoảng 1.640 căn hộ. Tổng vốn đầu tư của dự án là 300 triệu USD và dự kiến được hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên, dự án rơi vào cảnh ngưng trệ ở những năm sau đó.

Dự án được ra mắt đúng vào giai đoạn đóng băng của thị trường bất động sản. Theo nhận định của giới chuyên gia cũng như giới kinh doanh bất động sản, sai lầm trong chiến lược kinh doanh đã phá sản kế hoạch đầy tham vọng của ông chủ dự án này. 

Khi thị trường bất động sản hồi phục trở lại sau 2014, những dự án tại khu vực Nam Sài Gòn đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động, trong khi Kenton vẫn nằm im.

Đến năm 2017, dự án được khởi động lại với tên gọi mới là Kenton Node và được bổ sung vốn hơn 1.000 tỷ đồng từ các ngân hàng, trong đó có BIDV.

Đồng thời, dự án cũng được điều chỉnh quy hoạch, tăng diện tích lên 10,8 ha, có 9 tòa nhà với 16 tháp, gồm 1.700 căn hộ, 586 căn condotel và 288 phòng khách sạn 5 sao.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, dự án này một lần nữa dừng lại dù đã hoàn thiện phần thô gần hết các tòa nhà.

  Sau khi huy động thành công 350 tỷ đồng, lãnh đạo Hải Phát Invest đã công bố kế hoạch năm 2022 tập trung vào 4 dự án trọng điểm, gồm HP Galaxy Cao Bằng, HP Intermix Bắc Giang, Khu đô thị Mai Pha – Lạng Sơn và dự án Móng Cái - Quảng Ninh.

Hải Phát Invest huy động 350 tỷ đồng từ trái phiếu, hiện đang tập trung cho 4 dự án trọng điểm - Ảnh 1.

Dự án HP Galaxy Cao Bằng của Hải Phát Invest. (Ảnh: Hải Phát Invest).

CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán: HPX) vừa công bố huy động thành công 350 tỷ đồng từ thị trường trái phiếu trong nước.

Cụ thể, ngày 12/1, công ty đã phát hành 3,5 triệu trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/tp, hoàn tất vào ngày 10/2 vừa qua. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 12 tháng, đáo hạn vào ngày 12/1/2023

Còn tiếp...

  Theo các chuyên gia, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng, vẫn trong ngưỡng an toàn.

Công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV/2021 và năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến 30/11/2021 đạt 690.075 tỷ đồng. 

Tỷ lệ dư nợ tín dụng của hoạt động kinh doanh bất động sản ở khoảng 7% trên tổng dư nợ tín dụng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ này vẫn trong ngưỡng an toàn.

Dự nợ tín dụng bất động sản vẫn trong ngưỡng an toàn - Ảnh 1.

Số liệu về dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản năm 2021. (Đơn vị: tỷ đồng).

Trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD, gấp ba lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng.

Còn tiếp...
Được tạo bởi Blogger.