Giá heo hơi hôm nay 29/8: Sau 2 cơn bão liên tiếp

Giá heo hơi hôm nay 29/8: Sau 2 cơn bão liên tiếp

Giá heo hơi hôm nay 29/8 tăng mạnh do cơn bão số 7 đổ bộ heo đi biên khó khăn, đồng thời giá heo ở miền nam lại giảm nhẹ.

Giá heo hơi hôm nay 29/8 trở lại sau 2 cơn bão liên tiếp

Tình hình giá heo hơi những ngày qua

Nhu cầu tiêu thụ heo hơi có thể tăng cao sau khi Trung Quốc hứng chịu liên tiếp hai cơn bão mạnh. Tuy nhiên, mưa lũ có thể khiến việc đi heo biên tiếp tục gặp trở ngại.

Giá heo hơi dự báo tăng vì nhu cầu lớn trong khi heo đi biên gặp trở ngại vì mưa bão. (Ảnh: Reuters)


Ngày 27/8, cơn bão số 7 (tên gọi là Pakhar) với sức gió vùng gần trung tâm lên tới cấp 12 đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, gây thiệt hại nghiêm trọng. Theo dự báo, cơn bão Pakhar sẽ gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng còn hơn cả cơn bão Hato trước đó.

Đến tối cùng ngày, cơn bão số 7 đến vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc suy giảm thành áp thấp nhiệt đới. Dù không ảnh hưởng trực tiếp, bão số 7 sẽ gây ra đợt mưa lớn trên diện rộng ở miền Bắc.

Mưa bắt đầu từ ngày 28 – 31/8, trong đó các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang được dự báo có mưa lớn nhất, tổng lượng mưa trong khoảng 100 - 150 mm, có nơi mưa trên 200 mm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các tỉnh Trung bộ dự báo sẽ có mưa vừa, mưa to từ ngày 29 – 31/8.

Tình hình giá heo hơi tháng 8

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh vùng mưa bão số 7 trùng với vùng mưa lớn từ bão số 6 sẽ là nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thiên tai lũ quét, lũ ống và sạt lở đất.

Theo đó, việc đi heo biên sang Trung Quốc chắc chắn sẽ lại gặp khó. Giá heo có thể tăng vì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm như thịt heo tại các vùng hứng chịu bão dự báo cũng tăng mạnh.

Trong báo cáo tháng 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN) thừa nhận xuất khẩu heo hơi theo đường chính ngạch và tiểu ngạch đều chưa có dấu hiệu khả quan.

Nhận định về tình hình giá heo trước đó, Cục Chăn nuôi cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thị trường heo hơi rơi vào "khủng hoảng thừa" từ giữa năm 2016 đến tháng 7/2017 là, việc thiếu quy hoạch và định hướng thị trường, chưa tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, khâu đầu tư chế biến và xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng.