Bạn biết gì về Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11?

Chào các bạn, trong không khí rộn ràng tươi vui của mọi người, cùng hướng về ngày hiến chương nhà giáo, chúng ta cùng ôn lại lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 này nhé.

Lịch sử ngày Quốc tế Hiến chương nhà giáo

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đặt tên là FISE.

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava, tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

* Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam

Ảnh: Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.


Lịch sử ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Đến 22/7/1951, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến Chương nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Trên đây là tóm lược của chúng tôi về lịch sử ngày hiến chương nhà giáo 20/11, mời các bạn đón đọc xem các bài cùng chủ đề: