Trong những ngày vừa qua, đặc biệt là trong và sau Tết Nguyên đán, giá heo hơi Kiên Giang luôn đứng ở mức thấp, dưới giá thành khiến người chăn nuôi lợn lỗ nặng.
Cụ thể, theo ông Phạm Văn Trọng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, giá lợn hơi thương lái thu mua dao động trong khoảng từ 2,8-3 triệu đồng/tạ. Giá thu mua trên thấp hơn giá thành từ 300.000 – 500.000 đồng/tạ, nghĩa là mỗi tạ lợn hơi bán ra, người nuôi cũng lỗ từng đó tiền.
Theo ước tính, trong dịp Tết Nguyên đán, người chăn nuôi tại Kiên Giang cung ứng thị trường khoảng 85.000 con lợn hơi. Tính ra, số tiền lỗ mà bà con gánh chịu rất lớn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tính đến phương án hạ sách là giữ lợn hơi lại không bán, chờ giá tăng.
Tuy vậy, đến thời điểm ngày 6/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), giá lợn hơi cũng chưa hồi phục đáp ứng sự mong mỏi, trông đợi của người dân. Anh Nguyễn Văn Thiện, cư ngụ tại ấp 2 xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, nhiều năm nay gắn bó với nghề chăn nuôi lợn nái, lợn thịt. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có khoảng 100 con lợn hơi.
Anh Thiện cho biết, hiện nay, giá lợn hơi chỉ dao động trong khoảng 2,7-2,8 triệu đồng/tạ. Với giá trên, mỗi tạ lợn hơi người nuôi lỗ khoảng 1 triệu đồng. Trong dịp Tết Nguyên đán, gia đình anh Thiện xuất chuồng 50 con lợn hơi. Anh cho biết, ước tính trong đợt này, do giá lợn hơi xuống thấp, gia đình anh lỗ gần 30 triệu đồng.
Có điều nghịch lý là tuy giá lợn hơi thấp nhưng giá thịt lợn trên thị trường không hề giảm, thậm chí trong dịp Tết giá thịt lợn còn tăng khiến người tiêu dùng phải buộc lòng chi nhiều hơn cho khoản thịt lợn ăn Tết.
Anh Thiện cho biết, tại chợ Cẩm Sơn, xã Cẩm Sơn, giá thịt lợn ngon vẫn giữ mức 60.000 – 70.000 đồng/kg còn ở chợ thị xã Cai Lậy, giá thịt ngon còn cao hơn, từ 70.000-80.000 đồng/kg. Nhiều người thấy cơ hội ngàn năm có một nhảy ra làm lái mua lợn hơi mổ thịt đem ra chợ bán kiếm lãi.
Theo báo cáo sơ kết tình hình tổ chức Tết Đinh Dậu của UBND tỉnh Kiên Giang, giá thịt lợn bán trên thị trường dịp Tết không giảm theo giá lợn hơi. Ngược lại, trong các ngày cao điểm từ 26 âm lịch đến 29 âm lịch giá thịt lợn còn tăng cao, ước mức tăng từ 18-50% so với giá ngày thường tùy theo chủng loại.
Điệp khúc lợn hơi giảm nhưng giá thịt lợn trên thị trường không giảm đã tái đi tái lại nhiều năm nay. Một điều thấy rất rõ là người nuôi bỏ công vất vả, đầu tư vốn liếng nhưng đến những thời điểm như Tết Nguyên đán luôn nhận lấy kết quả "buồn".
Trong khi, thương lái và những khâu lưu thông trung gian lại hưởng lợi lớn từ quá trình giết mổ, đưa thịt lợn ra thị trường. Anh Nguyễn Văn Thiện mong mỏi nghịch lý ấy sớm được giải quyết, khắc phục để trả lại quyền lợi chính đáng cho người chăn nuôi.
Kiên Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp; trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng vốn là thế mạnh của địa phương. Ước tính tổng đàn lợn toàn tỉnh trên 700.000 con. Nguyện vọng của anh Thiện cũng là nguyện vọng của bà con chăn nuôi lợn tại Kiên Giang.
Khắc phục nghịch lý, giữ giá lợn hơi ở mức hợp lý, có lợi cho người nuôi cũng là một trong những giải pháp giúp nghề chăn nuôi lợn tại tỉnh Kiên Giang phát triển một cách bền vững trong tương lai.
Đăng nhận xét